Mùa hè đi qua, mùa thu lại tới, sau buổi
hoàng hôn chúng ta có thể thấy ở phía bắc Ngân hà 4 chòm sao: Thiên hậu, Thiên
vương, Tiên nữ và Anh tiên.
Chòm Thiên hậu có thể sánh với chòm bắc đẩu, có thể dùng mắt thường nhìn thấy
hơn trăm ngôi sao nhưng sáng hơn cả chỉ có 5 ngôi trong đó có 3 ngôi sao cấp
II, 2 ngôi cấp III làm thành hình chữ W. Phần chõe ra hướng về sao Bắc cực, đó
là đặc điểm nổi bật của chòm sao Thiên hậu.
Năm 1572, ở chòm Thiên hậu đã có một vụ nổ siêu sao mới, lúc đó ở giữa ban ngày
vẫn có thể thấy được, nhưng 3 tuần sau tối dần đi đến tháng 3-1574 mắt thường
không trông thấy nữa.
380 năm sau, ngẫu nhiên các nhà thiên văn lại
nhận được một nguồn bức xạ từ vị trí của ngôi sao này. Trong thần thoại Hy Lạp, hoàng hậu nước Eseopia ở Châu Phi - vợ của vua
Cepheus là người thích hư danh. Bà thường khoe rằng con gái của mình còn đẹp
hơn cả con gái hải thần Poseidon làm cho Poseidon tức giận sai Hải quái làm
sóng thần dìm chết nhiều dân nước Eseopia. Cepheus đành phải gả con gái xinh
đẹp của mình cho Hải quái, về sau, cô công chúa này được Perseus cứu thoát. Chỉ
vì tính hay khoe khoang mà bà hoàng hậu này xuýt nữa làm hại con gái của mình.
Ở vĩ độ 40o trở lên, bốn mùa đều có thể thấy chòm sao Thiên hậu vì nó nằm đối
với sao đại hùng qua sao bắc cực. Hai chòm này mọc và lặn ngược nhau: chòm này
lên đến đỉnh thì chòm kia lại xuống. Bởi vậy, nửa đêm về trước vào mùa thu
đông, vị trí của sao bắc đẩu tương đối thấp, chòm Thiên hậu lại khá cao nên ta
có thể dùng chòm Thiên hậu để xác định sao bắc cực. Từ giao điểm hai cạnh ngoài
của chữ W kéo dài về phía nam, ta nối với sao α ở giữa, kéo dài về hướng bắc
khoảng 5 lần đoạn thẳng trên sẽ gặp sao bắc cực.
Chòm sao Cassiopeia dễ phân biệt
với hình dáng gần như 1 chữ W gồm 5 ngôi sao sáng, mà các tác giả như Aratus
vẫn so sánh nó như một cánh cửa gập. Alpha Cassiopeiae được gọi là Shedir hay
Schedar, bắt ngùn từ tiếng Arabic al-sadr có có nghĩa là "lớn nhất"
với vị trí mà nó tỏa sáng trên bầu trời cao. Beta Cassiopeiae được gọi là Caph
từ tiếng Arabic có nghĩ là ‘stained hand ( bàn tay nhuộm màu _ nó còn có nghĩa
là bàn tay nhơ nhuốc nhưng không bik có nên dịch theo nghĩa đó không nữa^^!)’,
như 1 ngôi sao của chòm Cassiopeia, nó được hình dung như hình ảnh 1 bàn tay
đang nuộm màu với những lá henna (cây lá móng_loại lá được dùng để làm thuốc
nhuộm) Delta Cassiopeiae được đặt cái tên là Ruchbah, từ tiếng Arabic có nghĩa
là ‘knee’, rukbat. Và ngôi sao trung tâm của chữ W chính là Gamma Cassiopeiae_
một ngôi sao thay đổi thất thường, sự bột phát của nó chủ íu phụ thuộc vào ánh
sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét